Ai cũng bất ngờ
"Hôm nay em lên sóng vài bé (gà kiểng -PV) cho các anh em xem nha. Sau đây,ờiđạisốCongàcácảnhlêbanthang tv không để mọi người chờ lâu nữa, em sẽ báo tình trạng sắc vóc, đi đứng của mấy bé…". Đó là những câu "cửa miệng" mà Phạm Hoài Nam (26 tuổi, ngụ tại tỉnh Cần Thơ) mỗi khi livestream trên TikTok để bán gà kiểng trong trang trại tại gia.
Mỗi lần livestream, sau khi chào khách xong, Nam sẽ di chuyển điện thoại đến từng con gà kiểng rồi chia sẻ những thắc mắc mà khách hàng hỏi. Ngoài ra, Nam còn thông tin những kinh nghiệm về cách chăm sóc, nuôi dưỡng giống gà này.
Sau hơn 2 năm lập nghiệp, đến nay, Nam sở hữu hàng trăm con gà kiểng đa chủng loại. Để phát triển việc kinh doanh, Nam còn lập ra kênh TikTok (hiện tại hơn 100.000 lượt theo dõi) để chia sẻ, quảng bá hình ảnh gà kiểng đến với mọi người. Bên cạnh đó, để khách hàng biết đến nhiều hơn cũng như tăng doanh thu, mỗi ngày Nam dành vài tiếng đồng hồ livestream bán gà kiểng trên TikTok.
"Thời gian đầu, ai cũng bất ngờ vì trước đây người ta chỉ live (tức livestream - PV) bán quần áo, mỹ phẩm… nay mình lại đưa gà lên sóng. Có những ngày chưa đến giờ live, mọi người vào nhắn tin hỏi han, sợ mình có chuyện gì…", Nam bộc bạch.
Trung bình mỗi đợt livestream của Nam thu hút hơn 2.000 lượt xem, khách "chốt đơn" liên tục, kiếm được từ 20 - 30 triệu đồng.
"Mỗi đợt live, mình sẽ chuẩn bị chân máy, 2 chiếc điện thoại (một là dùng quay, còn lại nghe khách gọi, chốt đơn -PV). Để thuận tiện cho người xem lựa chọn, mình sẽ đánh số thứ tự trên mỗi con gà, vì gà kiểng hay bay lung tung...", Nam kể.
Tâm sự nghề livestream thuê: Có thể kiếm tiền tỉ nhưng mệt đến mức live xong đi truyền nước
Võ Lâm Vũ (23 tuổi, ngụ tại P.Phước Hội, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận) ngày nào cũng livestream trên TikTok để bán các dòng cá cảnh, như: 7 màu, lia thia… "Ngoài nguồn thu khi kinh doanh trực tiếp, mỗi đợt live bán cá cảnh mình kiếm được gần 20 triệu đồng", Vũ chia sẻ.
Vũ nuôi và bán cá cảnh hơn hai năm nay. Để phát triển, tăng doanh thu, Vũ đã tận dụng mạng xã hội quảng bá hình ảnh, đặc biệt là livestream bán cá trên TikTok với thời lượng từ 1 - 2 tiếng đồng hồ/ngày.
"Nội dung live chủ yếu là cho khách hàng thấy được vẻ đẹp, đặc tính của từng loại cá cảnh. Trong thời gian đầu, mình gặp khó khăn vì chưa thu hút và không giữ chân người xem được lâu, dẫn đến lượt tương tác ít, số lượng khách mua không nhiều", Vũ nói.
Để cải thiện, Vũ đã thay đổi cách nói chuyện vui vẻ, hài hước rồi pha trò thêm trong buổi livestream. "Muốn live bán được đơn, mình phải cho khách hàng thấy được vẻ đẹp của cá cảnh cũng như tư vấn nhiệt tình khi họ đưa ra nhiều câu hỏi. Đồng thời, phải đa dạng dòng cá và tổ chức nhiều trò chơi lớn trong lúc live", Vũ chia sẻ thêm.
Mỗi đợt livestream doanh thu không dưới 100 triệu đồng
Cũng nhận thấy cơ hội bán hàng từ hình thức livestream, Nguyễn Thị Tường Thảo (28 tuổi, ngụ tại TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) đã bắt đầu học cách đưa những nông sản của gia đình trồng được như: hồng treo gió, ớt, chanh dây, các loại trái cây, rau, hành lá, bí sợi mì… lên sóng.
Nhờ sức trẻ, cộng thêm chăm chỉ học hỏi kiến thức về kinh doanh trên mạng xã hội nên các phiên phát trực tiếp của Thảo khá hiệu quả. "Trung bình mỗi ngày mình live bán nông sản vài tiếng đồng hồ, lần nào cũng hơn 40.000 lượt xem, doanh thu không bao giờ dưới 100 triệu đồng", Thảo nói.
"Không chỉ chăm sóc các fanpage, website, từng tấm hình, mà còn phải tự quay clip giới thiệu về những sản phẩm nông sản ở quê. Rồi học cách nói chuyện, cách bắt đầu một phiên live như thế nào để thu hút người xem", Thảo nhớ lại.
Trên kênh TikTok của Thảo có hơn 260.000 người theo dõi, cùng vô vàn clip đạt hơn 1 triệu lượt xem, như: giới thiệu rau củ tại vườn, một ngày đi thu hoạch nông sản hay thưởng thức quả chín trên cây rồi cho cảm nhận.
"Đó cũng chính là nội dung mà mình hay thể hiện mỗi khi live bán nông sản. Sản phẩm đạt chất lượng như thế nào thì mình nói vậy để người xem cảm nhận được sự chân thật nhất", Thảo chia sẻ.
Trung bình mỗi ngày mình live bán nông sản vài tiếng đồng hồ, lần nào cũng hơn 40.000 lượt xem, doanh thu không bao giờ dưới 100 triệu đồng.
Nguyễn Thị Tường Thảo, ngụ tại TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm ĐồngTùy vào khoảng cách nơi giao hàng mà Thảo có những cách đóng gói khác nhau, tránh tình trạng nông sản đến tay người mua bị dập, hư.
Thảo cho biết thêm: "Khách mua nông sản không chỉ vì những lời giới thiệu chân thật, sản phẩm chất lượng mà họ còn yêu quý, luôn ủng hộ bởi khi live mình hay chia sẻ câu chuyện cá nhân như: lập nghiệp, những khó khăn, thất bại, thành công... Đôi lúc những dòng tâm sự này kéo dài hàng tiếng đồng hồ, nói hoài không hết, nhưng đó cũng chính là điểm nhấn giúp nông sản đến gần với mọi người hơn".
Từ thành công trên, Thảo còn tham gia hỗ trợ các địa phương làm sự kiện xúc tiến thương mại, nông sản cho bà con, đồng thời chia sẻ về cách thức livestream, bán hàng hiệu quả trên mạng xã hội ở các tỉnh thành như: Bắc Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Đồng Tháp…