Quang Hải

Nghe tiếng rao là lạ, Châu chạy ùa ra cổng, nhìn công ty tỷ lệ cược

【công ty tỷ lệ cược】Bà bán rượu nếp

Nghe tiếng rao là lạ,àbánrượunếcông ty tỷ lệ cược Châu chạy ùa ra cổng, nhìn hút theo người phụ nữ luống tuổi đội chiếc nón ngả màu. Tiếng rao này không phải là tiếng rao eo éo phát ra từ chiếc loa được ai đó thu âm, ngày ngày vẫn đi qua ngõ. Cô bần thần giây lát, nhớ tiếng rao thô mộc của bà rượu nếp ngày xưa, rồi hụt hẫng quay trở vào nhà.

Châu không biết tên bà. Cô chỉ gọi bằng cái tên quen thuộc là bà Rượu Nếp. Bà hiền. Dáng người thấp nhỏ nhưng nụ cười hồn nhiên như con trẻ. Châu bị ấn tượng mạnh với nụ cười ấy. Nụ cười trong veo của người phụ nữ đã gần thất thập mà như miễn nhiễm với những trắng đen, bạc bẽo của đời. Cô nhớ mẹ. Mẹ cô cũng cứ hồn nhiên, vô tư, trong trẻo thế tới tận khi nhắm mắt.

Bà bán rượu nếp -  truyện ngắn dự thi của Dương Bách (Hưng Yên) - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Shutterstock

Hai mươi năm trước, cô về đây làm dâu. Thị trấn giàu có nhưng mối quan hệ giữa người với người lạt hơn cả nước ao bèo. Họ không hẳn là bận rộn, nhưng không muốn quan tâm, trò chuyện với nhau. Phố không ra phố, mà làng chẳng ra làng. Nhiều hôm nhớ nhà, nhớ mẹ, Châu bế con ra đầu ngõ. Cô hóng người qua, để có cớ được nhìn người, được trò chuyện dăm ba câu cho bớt vắng.

Chồng đi bộ đội biền biệt không có người bầu bạn. Con bé mới chào đời đã sài đẹn, nom như cái giẻ vắt vai. Bố chồng cô thi thoảng ghé thăm chỉ buông lời cay đắng: "Con với cái gì lướt như cỏ bợ, mềm như dưa!". Những lúc ấy, Châu chỉ thấy nhói, vừa xót con, lại vừa tự trách mình xấu sữa, vụng về.

Mẹ chồng cô thương cháu, bắt cô phải cho con uống sữa ngoài khi mới đầy cữ, rồi bắt cô cho con ăn bột khi nó vừa hai tháng tuổi. Không có kiến thức làm mẹ, Châu sợ hãi, răm rắp làm theo lời bà. Nó biếng ăn, bà lại bắt Châu thêm mắm, muối, mì chính, mỡ lợn vào xoong bột. Châu nghĩ, con còn non nớt quá, làm sao "tải" nổi những thứ kia. Cô ngầm phản đối, nhưng vẫn phải nghe những tiếng càu nhàu, mắng mỏ.

Châu nhẫn nhịn tất cả. Bởi cô đâu có một tiếng nói nào. Lương giáo viên hợp đồng chưa được bốn trăm ngàn đồng. Ba tháng hè không một xu dính túi, hoàn toàn trông vào sự chu cấp âm thầm của nhà ngoại, sự giúp đỡ của nhà chồng dù chẳng đáng bao nhiêu. Nhớ đận ở cữ đâu được mươi ngày, bà mẹ chồng rang cho cô một bát thịt má lợn với cà bát muối. Cà thì mặn săn cả lưỡi, mỡ nhếnh nháng, dầm dề. Cô vốn khảnh ăn, gắp miếng cà đưa lên miệng mà nghẹn không nuốt nổi.

Châu cũng không buồn. Lấy chồng xa nên cô không dám trách cứ ai. Bố mẹ đẻ già yếu, cô càng phải gồng mình lên cố gắng. Trong đầu cô không mảy may nghĩ tới việc để mẹ đẻ đến chăm mình. Nhưng điều đó khiến mẹ chồng không vừa ý. Bà đi vào đi ra lườm nguýt rồi mát mẻ: "Không thấy bà ngoại ngó ngàng gì tới cháu, thật là thế giới có một không hai!".

Biết phận mình, ngày thứ ba sau sinh, vừa ở viện về, trời rét cắt da, hai mươi hai vết khâu nhức nhối, cô đã quỳ xuống để tự tay tắm cho đứa con đỏ hỏn. Bao đêm con ốm sốt bốn mươi, hơn bốn mươi độ, cô một mình thức trắng đêm. Sáng hôm sau, mắt quầng gấu trúc, người rũ như tàu chuối sau cơn bão, cô cũng không một lời than thở. Nhiều hôm như vậy, Châu chỉ biết lẳng lặng bế con ra đầu ngõ ngóng. Mà ngóng ai, ngóng gì, cô không rõ nữa.

Một ngày, có bà bán rượu nếp đạp chiếc xe cà tàng ngoặt vào con ngõ. Châu mừng quýnh, giơ tay vẫy vẫy, miệng ríu rít: "Bà rượu nếp ơi!". Bà lão hồ hởi như vớ được vàng, đạp dấn tới, Châu cũng te te bước ra.

Bà than thở: "Nay ế quá, nên cô mới tới ngõ này. Không ngờ may mắn. Cháu lấy cho cô một tô nhé. Cứ để đó mà ăn, mấy hôm cũng được. Cô cũng có đi suốt được đâu. Có khi tuần mới rong tới đây một lần". Châu tần ngần giây lát. Cô đưa tay lần các túi, moi ra đồng hai ngàn đã cũ nhàu. "Nhưng cháu chỉ còn có nhiêu". Bà lão kéo chiếc khẩu trang xuống, ý chừng thất vọng, nhưng vẫn cười xòa: "Cha bố cô, tưởng vớ được khách sộp, ai dè!".

Nhìn kiểu cười đầy thân thiện ấy, Châu chợt giật mình, sao bà lão giống mẹ cô ở quê vậy. Cũng khuôn mặt đôn hậu, cái má đỏ hây hây những lúc làm việc nhọc, cái khăn mặt sợi xù như xơ mướp vắt hai bên cổ để tiện đưa lên chấm mồ hôi chảy tong tong hai bên má, đôi mắt đen nheo cười, và giọng nói rất hiền.

Châu bắt chuyện, cô nói sẽ mua nốt cho bà, hứa sẽ trả bà tiền khi lần sau bà quay lại. Bà lão cười tin cẩn. Cả hai tíu tít chuyện trò như thể thân nhau từ lâu lắm. Châu hỏi ra mới biết bà lão là đồng hương xa với cô, cùng huyện nhưng khác xã. Ngày nào bà cũng đạp xe mấy chục cây đến thị trấn này để bán. Bà nói thị trấn này không nghèo xác như ở quê, nên bà tìm tới. Bà cứ đi ngõ này ngõ kia, cất tiếng rao, ai réo thì dừng lại. Nhưng ngõ này sâu quá, đây là lần đầu tiên bà tới, mà nhà nào cũng đi làm, hình như chỉ có Châu đang nghỉ sinh, cùng mấy đứa nhỏ lửng thửng ở nhà. Lần đầu gặp nhau của họ như thế đó.

Rồi những lần sau. Bà ghé đều đặn hơn, thường là lúc gần hết hàng. Bà bảo, dành để vào ngõ Châu rao bán, gặp con bé trò chuyện cho bớt nhớ. Châu vui hơn, và hình như cũng bớt nhớ nhà.

Một bữa, con bé bị viêm phổi cấp phải nằm lại viện nhi. Bà tới mà không thấy Châu đứng chờ đầu ngõ như mọi bận. Lòng nao nao lo lắng. Sáng sau, sau nữa, hôm nào bà cũng tới mà chẳng thấy. Bà sốt ruột hỏi tới hỏi lui mấy chị nhà bên mới biết Châu cho con nằm viện. Đâu chừng mươi ngày sau bà lại ghé. Châu gầy rộc đi, đứa bé xanh xao như chiếc dải khoai khiến bà xót ruột. Bà múc cho cô hẳn một tô rượu nếp thật to, kêu con ăn cho khỏe, u không lấy tiền. Rồi bà moi ra ở giỏ xe, sau mấy lần túi bóng một khóm hẹ xanh mỡ màng, một bọc đường phèn. Bà nói, đưa cái dầm đây, u trồng cho ra cái chậu kia. Ngày ngày con cứ hấp bảy cái lá hẹ này với một xíu đường phèn là con bé đỡ. Châu cảm động, rối rít cảm ơn bà, đúng lúc con bé lên cơn ho rũ rượi, nôn thốc tháo ra quần áo. Bà lấy khăn xô pha nước ấm lau cho con bé, rồi kêu Châu mau thay đồ kẻo lạnh.

Châu nghe lời bà, kiên trì hấp lá hẹ cho con. Độ mươi hôm sau thì con bé ổn. Ngày ngày, nhìn khóm hẹ lớn lên, trùm kín cả góc sân, cô thấy lòng ấm lại.

Nhưng sáng xế, lưng lửng sang trưa, muộn chiều, nhiều ngày sau đó, Châu cứ ngóng mà không thấy bà đâu. Là bà bệnh? Hay nhỡ may tai nạn gì chăng? Không, không thể nào. Châu nghĩ người hiền rồi nhất định gặp lành. Lo lắng. Bất an. Nhiều hôm Châu bế con ra ngõ chờ. Bà lão vẫn bặt tăm.

Đến tận sáu tháng mười ngày sau, Châu mới nghe văng vẳng thấy tiếng rao. Nhưng lần này tiếng rao yếu và khô đặc. Cô lại chạy ra ngõ như mọi lần, linh tính bà có bệnh. Trước mắt cô, bà rượu nếp hiện ra rộc rạc, khuôn mặt nhăn, đôi mắt trũng sâu. Đôi bàn tay nhanh nhẹn, khéo léo xúc rượu nếp cho cô nay lập cập run rẩy. Vừa lúc, gió bấc rít lên, thổi lật chiếc nón mốc nhèm của bà ra sau gáy. Châu vội dắt xe, đỡ bà ngồi xuống hiên, rót cốc nước nóng mời bà. Qua câu chuyện, cô mới hay bà phải chăm ông lão bị ung thư dạ dày đôi tháng, rồi ông mất, bà phải lo cúng cơm hết bốn chín ngày. Hai đứa con dâu liền thổ kèn cựa nhau, không đứa nào chịu cúng cơm, bà bệnh nằm bẹp còn phải trông mấy đứa cháu thò lò mũi mà con dâu đưa sang gửi. Bà thở dài, kêu nay bà thấy mệt mỏi và nhớ Châu quá nên lại mò đi, chứ không biết có qua nổi mùa bấc giá này không nữa.

Châu cầm tay bà lên, thấy nhói lòng. Cô đưa tay đấm vai cho bà rồi thủ thỉ:

- Con có cái này tặng u, u không được từ chối nhé! 

Nói đoạn Châu vào buồng mở tủ, lấy ra chiếc áo phao đã cũ. Cô mở ví lấy tờ polyme mệnh giá lớn nhất nhét vào trong túi áo phao. Cô nói đây là chiếc áo cũ mẹ cô cho, nhưng cô thấy nó cũ và già nên không mặc để lên lớp được, u cầm lấy mặc tạm để đi đường cho bớt gió.

Bà cụ lúc đầu không nhận, bà nhìn chiếc áo Châu đang mặc, chiếc áo khoác lợt màu, loang lổ vệt thuốc tẩy mà ái ngại. Nhưng Châu nài nỉ quá, bà phải xuôi lòng. Bà xổ túi tiền lẻ giắt ở cạp quần ra đếm, rồi bà ấn giúi vào tay Châu:

- Bà có ít tiền, mua cho con bé chiếc áo, chứ mà nghe nói, năm nay mùa đông lạnh lắm đó con.

Châu không nhận, giằng co mãi, sau cô cầm lấy năm tờ mười ngàn để bà vui.

Rồi họ chia tay, bà lão mỉm cười hiền hậu khoác lên mình chiếc áo. Chiếc áo lót bông khá ấm, lại có cả mũ trùm lên, có dây cột chặt dưới cằm. Lúc cột dây áo cho bà, Châu cứ ngỡ bà là mẹ của mình. Cô ứa nước mắt, vòng tay ôm, dặn khẽ: "U giữ gìn sức khỏe, gió bấc thổi ngược, u đi thật chậm thôi, chớ mà mệt quá thì dừng lại nghỉ rồi hẵng đi tiếp u nhé!".

Bà lão lên xe. Châu cứ đứng đó nhìn theo, khi cái áo màu bã trầu khuất hẳn sau hàng phi lao chạy ra cánh đồng xa tắp. Gió thốc. Mưa ràn rạt. Bà còng lưng đạp, có lúc tưởng muốn nghiêng đổ xuống cánh đồng trơ gốc rạ.

Châu đi vào mở tủ, bần thần. Cô nhìn khoảng trống mà chiếc áo để lại nơi giá treo. Chiếc áo này mẹ đã tặng cô khi cô chân ướt chân ráo về đây làm dâu. Mùa đông đầu tiên, Châu chẳng có tiền, mẹ xót quá mà mở tủ lấy chiếc áo cha mua cho bà từ đận ông học ở Liên Xô để tặng cho con gái. Cô đã hãnh diện khoác chiếc áo ấy để dạy học sinh lớp 12 mà không sợ chúng chê cười, dẫu chiếc áo rộng thùng và già hơn tuổi. Rồi mẹ bệnh, cô tính mang chiếc áo về cho mẹ. Nhưng chưa kịp thì mùa đông tàn nhẫn đã cuốn mẹ đi. Mỗi ngày mở tủ, chạm tay vào chiếc áo, cô lại thấy buốt ran lòng. Song lúc này đây, cảm giác ấy đã không còn nữa. Cô chỉ thấy nụ cười của mẹ hiện ra, trong veo và lấp lánh.

Rồi những ngày sau, sau nữa, Châu cứ ngóng chờ mà không thấy bà rượu nếp quay trở lại.

Cô nghĩ "Có khi nào…", rồi lại cố gạt đi.

Cô cứ mòn mỏi đợi chờ bao mùa đông, mùa thu, rồi mùa hạ. Nhưng bà bán rượu nếp hình như đã lỡ hẹn rồi.

Năm nay, mùa đông đến sớm. Nghe tiếng rao rượu nếp, Châu lại thảng thốt chạy ra, quên mất mình đang viêm phổi nặng. Cô nheo mắt nhìn vào màn mưa, chỉ thấy những cơn bấc trống hoang hoác lòng. Rồi bất chợt, bóng bà lão hiện ra, cái lưng áo màu bã trầu đã bạc, bà quay lại nhoẻn cười, giơ tay tạm biệt. Châu chới với đưa tay lên cuống quýt: "Mẹ… mẹ ơi…".

Bà bán rượu nếp -  truyện ngắn dự thi của Dương Bách (Hưng Yên) - Ảnh 2.

Thể lệ

Sống đẹp với tổng giải thưởng lên đến 448 triệu đồng

Với chủ đề Trái tim yêu, bàn tay ấm, cuộc thi Sống đẹplần thứ 3 là sân chơi hấp dẫn cho các nhà sáng tạo nội dung trẻ. Bằng việc đóng góp những tác phẩm thể hiện thông qua các loại hình như bài viết, ảnh, video... có nội dung tích cực, nhiều cảm xúc cùng cách trình bày hấp dẫn, sinh động phù hợp với các nền tảng khác nhau của Báo Thanh Niên.

Thời gian nhận bài: từ 21.4 - 31.10.2023. Ngoài hình thức ký sự, phóng sự, ghi chép, truyện ngắn, năm nay còn mở rộng thêm hạng mục dự thi gồm ảnh và video trên YouTube.

Cuộc thi Sống đẹplần thứ 3 của BáoThanh Niênđề cao các dự án cộng đồng, hành trình thiện nguyện, việc làm tốt của các cá nhân, doanh nhân, tập thể, công ty, doanh nghiệp trong xã hội và đặc biệt là đối tượng các bạn trẻ ở thế hệ gen Z hiện nay nên có riêng một hạng mục dự thi do ActionCOACH Việt Nam tài trợ. Sự xuất hiện của các khách mời đang sở hữu tác phẩm nghệ thuật, văn chương, nghệ sĩ trẻ được người trẻ yêu mến cũng giúp cho chủ đề của cuộc thi lan tỏa một cách mạnh mẽ, tạo sự đồng cảm của giới trẻ.

Về bài viết dự thi: Các tác giả có thể tham gia theo hình thức ký sự, phóng sự, ghi chép, phản ánh câu chuyện người thật, việc thật và bắt buộc phải có hình ảnh nhân vật kèm theo. Bài viết thể hiện nội dung về một nhân vật/tập thể đã có những hành động đẹp, thiết thực giúp đỡ cá nhân/cộng đồng, lan tỏa những câu chuyện ấm áp, nhân văn, tinh thần sống lạc quan, tích cực. Riêng truyện ngắn dự thi, nội dung có thể sáng tác từ câu chuyện, nhân vật, sự việc… sống đẹp có thật, hoặc hư cấu. Bài viết dự thi được viết bằng tiếng Việt (hoặc tiếng Anh đối với người nước ngoài, ban tổ chức đảm nhận việc chuyển ngữ) không quá 1.600 chữ (riêng truyện ngắn không quá 2.500 chữ).

Về giải thưởng: Cuộc thi có tổng giá trị giải thưởng gần 450 triệu đồng.

Trong đó, ở hạng mục bài viết ký sự, phóng sự, ghi chép có: 1 giải nhất: trị giá 30.000.000 đồng; 2 giải nhì: mỗi giải trị giá 15.000.000 đồng; 3 giải ba: mỗi giải trị giá 10.000.000 đồng; 5 giải khuyến khích: mỗi giải trị giá 3.000.000 đồng.

1 giải bài viết được bạn đọc yêu thích (bao gồm lượt xem và lượt like trên Thanh Niên Online): trị giá 5.000.000 đồng.

Với thể loại truyện ngắn: Giải thưởng dành cho tác giả có truyện ngắn dự thi: 1 giải nhất: trị giá 30.000.000 đồng; 1 giải nhì: trị giá 20.000.000 đồng; 2 giải ba: mỗi giải trị giá 10.000.000 đồng; 4 giải khuyến khích: mỗi giải trị giá 5.000.000 đồng.

Ban tổ chức còn trao 1 giải thưởng dành cho tác giả có bài viết về doanh nhân sống đẹp: trị giá 10.000.000 đồng và 1 giải thưởng dành cho tác giả viết về 1 dự án thiện nguyện nổi bật của nhóm/tập thể/doanh nghiệp: trị giá 10.000.000 đồng.

Đặc biệt, ban tổ chức sẽ chọn ra 5 nhân vật được vinh danh do ban tổ chức bình chọn: trao tặng 30.000.000 đồng/trường hợp; cùng rất nhiều giải thưởng khác.

Bài, ảnh và video tham gia dự thi, bạn đọc gửi về địa chỉ: [email protected] hoặc qua đường bưu điện (Chỉ áp dụng cho hạng mục dự thi Bài viết và Truyện ngắn): Tòa soạn Báo Thanh Niên: 268 - 270 Nguyễn Đình Chiểu, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM (ngoài bì thư ghi rõ: Tác phẩm tham dự cuộc thi SỐNG ĐẸP lần 3 - 2023). Thông tin và Thể lệ chi tiết được đăng trên chuyên trangSống đẹpcủa BáoThanh Niên.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap