Quang Hải

Chuẩn bị cho chuyên ngành ĐHMuốn theo đuổi ngành công nghệ thông tin (IT), Nguyễn Đăng Khoa (lớp 10, cá cược

【cá cược】Trang bị kỹ năng để vào đại học từ lớp 10

Chuẩn bị cho chuyên ngành ĐH

Muốn theo đuổi ngành công nghệ thông tin (IT),ịkỹnăngđểvàođạihọctừlớcá cược Nguyễn Đăng Khoa (lớp 10, Trường THPT Trưng Vương, TP.HCM) đã dành thời gian trau dồi ngoại ngữ qua các bài giảng trực tuyến, tài liệu trên mạng xã hội sau giờ lên lớp.

Khoa cho biết: "Mạng xã hội là nguồn tài nguyên dồi dào giúp em học tập thuận tiện, tiết kiệm sức sau khi học ở trường. Việc đầu tư ngoại ngữ mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp, dễ dàng cho việc nghiên cứu, tham khảo các tài liệu nước ngoài. Đặc biệt, ngành IT em theo đuổi cần tiếp xúc nhiều với mã code, phần mềm tiếng Anh, chuẩn bị trước sẽ thích nghi tốt hơn".

Bên cạnh đó, nam sinh cũng học thêm những kỹ năng mềm như cách quản lý thời gian và cảm xúc, kỹ năng thuyết trình, giao tiếp giúp ích cho bậc THPT và ĐH.

Học sinh trang bị kỹ năng cho đại học từ đầu bậc THPT - Ảnh 1.

Một số học sinh chuẩn bị kỹ năng, kiến thức cần thiết cho bậc đại học khi còn học ở trường THPT

ĐÀO NGỌC THẠCH

Tương tự, đặt mục tiêu theo đuổi ngành marketing ở bậc ĐH, Lê Vy (lớp 10, Trường THPT Võ Văn Kiệt, TP.HCM) đã tìm hiểu những kiến thức liên quan đến ngành, rèn luyện những tố chất cần thiết.

Nữ sinh cho biết: "Lập kế hoạch là kỹ năng rất quan trọng đối với ngành marketing. Vì thế, sau khi thi tuyển sinh 10, em đã dành thời gian xem xét sở trường của mình để chọn ban, tổ hợp môn chính xác cho ngành học. Vào năm học, em lập kế hoạch học tập, phân bố thời gian cho các môn".

Nhằm nâng cao kỹ năng, Vy đã học những kỹ năng cho ngành marketing như cách sử dụng CMS (hệ thống quản trị nội dung của website), tập thao tác, xây dựng nội dung trên website, mày mò cách sử dụng những phần mềm thiết kế, làm bài thuyết trình (powerpoint).

Còn Kha Huỳnh Bảo Ngọc (lớp 10, Trường THPT Võ Văn Kiệt, TP.HCM) cho biết, khối lượng bài vở trên lớp khá nhiều nên thường dành các ngày cuối tuần để trau dồi thêm kỹ năng mềm.

Ngọc chia sẻ: "Trong tuần em sẽ tập trung giải quyết trước các bài cần thiết trên lớp. Cuối tuần là thời gian em lên mạng tìm tòi kiến thức hoặc học nhóm online cùng các bạn để luyện thuyết trình giúp bản thân tự tin hơn". Theo nữ sinh, cách này giúp cân bằng khá tốt giữa việc học và luyện kỹ năng, việc học nhóm, trao đổi với bạn bè cũng giúp Ngọc có thêm động lực, không nhàm chán.

Trang bị để nhanh chóng thích nghi

Cô Đặng Phương Anh, giáo viên chủ nhiệm lớp 10, Trường THPT Võ Văn Kiệt, TP.HCM, cho rằng việc trang bị kỹ năng từ đầu THPT là không sớm. Đây là thời điểm giúp học sinh làm quen với cách học, làm việc tập thể, tự rèn luyện tính tự lập, sáng tạo và chủ động trong việc học của bản thân.

"Kỹ năng tìm kiếm, tổng hợp thông tin, thuyết trình và làm việc nhóm là những kỹ năng cần thiết, mang giá trị thực tiễn mà học sinh nên trang bị. Khi chủ động, các em có nhiều cơ hội để thực hành thuần thục các kiến thức, kỹ năng, nhanh chóng thích nghi và đạt được hiệu quả khi học ĐH", cô Phương Anh lưu ý.

Với chương trình sách giáo khoa mới tập trung vào việc phát triển kỹ năng cho học sinh, cô cho hay, giáo viên nên tạo điều kiện trong tiết học để giúp các em rèn luyện, phát huy.

"Giáo viên cần thay đổi tư duy giảng dạy cũ, mang đến những tiết học thật sự sinh động, sáng tạo, khơi gợi cho học sinh trải nghiệm học tập mới lạ. Ngoài việc truyền tải đầy đủ kiến thức, thầy cô cần tạo không gian năng động và tích cực qua các tiết học dự án, các bài thuyết trình nhóm, thiết kế infographic…", cô Phương Anh chia sẻ.

Học sinh trang bị kỹ năng cho đại học từ đầu bậc THPT - Ảnh 2.

Học sinh học được nhiều kỹ năng qua các dự án, bài thuyết trình nhóm, thiết kế infographic...

ĐÀO NGỌC THẠCH

Tuy nhiên, bên cạnh những học sinh có sự chuẩn bị trước cũng có một số em mơ hồ về chính tổ hợp mình đã chọn hay chưa có định hướng ngành nghề ĐH.

"Học sinh cần nghiêm túc tìm hiểu về sở thích, tính cách của bản thân qua nhiều trang thông tin, bài trắc nghiệm tính cách có độ chính xác cao. Các em có thể đến các buổi trao đổi, tọa đàm, các ngày hội hướng nghiệp để lắng nghe, trao đổi với các chuyên gia, tham gia các buổi sinh hoạt, tiết hướng nghiệp tại trường", cô Phương Anh khuyên.

Mạng xã hội phát triển, học sinh có thể tham khảo nhiều bài giảng, tài liệu nhưng không ít những video cung cấp kiến thức, hướng dẫn kỹ năng sai lệch. Theo cô Phương Anh, đây là vấn đề không thể tránh khỏi trong thời kỳ học tập theo định hướng chuyển đổi số.

"Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức cho học sinh. Các em cần biết phân biệt, sàng lọc và kiểm tra các kiến thức học tập online, hãy dựa trên các kiến thức được học tại trường, sự hướng dẫn của thầy cô để đảm bảo các thông tin không quá xa rời thực tiễn", cô Phương Anh đưa ra lời khuyên.


Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap