Quang Hải

Những ngày gần đây, mạng xã hội Facebook xôn hasaki gần đây

【hasaki gần đây】Phụ huynh không đóng quỹ lớp bị 'dọa' phải chuyển trường cho con, phòng GD

Những ngày gần đây,ụhuynhkhôngđóngquỹlớpbịdọaphảichuyểntrườngchoconphòhasaki gần đây mạng xã hội Facebook xôn xao câu chuyện phụ huynh có con 2 tuổi học tại một trường mầm non tư thục không đồng ý đóng 400.000 đồng tiền quỹ  bị các phụ huynh khác yêu cầu phải chuyển lớp, chuyển trường cho con.

 Phòng giáo dục lên tiếng vụ phụ huynh không đóng quỹ lớp, bị 'dọa' phải chuyển trườngchocon - Ảnh 1.

Những tranh luận qua tin nhắn được chủ tài khoản M.M đăng tải trên Facebook

ẢNH CHỤP MÀN HÌNH FACEBOOK

Cụ thể, trên Facebook, tài khoản M.M viết: "Hôm nay, em xin được phép flex cho mọi người xem con em đi học lớp mầm non 2 tuổi. Một hôm đẹp trời, em được thêm vào nhóm lớp của con em và em thấy trong nhóm lớp đang thu quỹ 400.000 đồng (400 ngàn đồng nhé quý vị) và những khoản chi ở dưới ảnh. Mọi người có thể xem ảnh em đăng. (Em xin nhắc lại đây là khoản thu ngoài do phụ huynh tự đứng lên đề xuất thu, còn tất cả các khoản thu, tiền quỹ nhà trường quy định nha em đã đóng đủ)".

"Em không đồng ý đóng quỹ, và trong nhóm mọi người có nói, nếu em không đồng ý đóng quỹ thì con em có thể chuyển trường. Nếu em không đóng quỹ lớp thì con em có thể chuyển lớp. Nếu con em không thể chuyển lớp đồng nghĩa là con em sẽ bị ra rìa... Một năm em đã phải đóng cho con em mỗi đứa 2,7 triệu đồng tiền đầu kỳ, nên các khoản thu bất hợp lý khác ngoài nhà trường thu em xin phép không đóng. (Vấn đề này em nói về hội phụ huynh của lớp con em chứ không do nhà trường nhé, nên mọi người đừng hiểu lầm)", theo bài đăng của chị M.M. 

Bài đăng của chị M.M kèm theo những ảnh chụp màn hình tin nhắn cuộc tranh luận gay gắt giữa chị và các phụ huynh.

 Phòng giáo dục lên tiếng vụ phụ huynh không đóng quỹ lớp, bị 'dọa' phải chuyển trườngchocon - Ảnh 2.

Những tranh luận gay gắt liên tiếp

ẢNH CHỤP MÀN HÌNH FACEBOOK TÀI KHOẢN M.M

Nội dung tin nhắn liên quan đến khoản 400.000 đồng tiền quỹ lớp được gọi là "kế hoạch thu chi quỹ phụ huynh" gồm: quỹ thăm hỏi hiếu hỉ tang với giáo viên trường; quỹ cho hoạt động ngoại khóa; quỹ dự phòng tăng học sinh (3 em); sinh nhật cho các bạn học sinh trong lớp…

Chị M.M từ chối đóng 400.000 đồng tiền quỹ lớp vì cho rằng "chưa hợp lý". Tuy nhiên, các phụ huynh khác phản ứng gay gắt với quyết định của chị M. Thậm chí, có người nói rằng nếu chị M. không đồng ý đóng quỹ thì có thể cho con chuyển trường, chuyển lớp, hoặc không chuyển lớp thì nếu lớp tổ chức sinh nhật cho bé nào thì bé không đóng quỹ "ra ngồi một góc".

Qua tìm hiểu, những tranh luận là từ các phụ huynh có con đang học tại lớp Cherry, Học viện AnhXtanh (H.Đông Hưng, tỉnh Thái Bình).

Ngày 12.10, chị M. đã lên gặp hiệu trưởng để trình bày và hiệu trưởng nhận định quỹ này không hợp lý.

Trả lời phóng viên Báo Thanh Niên vào ngày 14.10, ông Trần Đức Cường, Trưởng phòng GD-ĐT H.Đông Hưng (tỉnh Thái Bình), cho biết ông đã nắm được thông tin sự việc. Ông Cường nói: "Tôi đã chỉ đạo chủ trường phải gặp gỡ nhóm phụ huynh đó, phân tích cho họ hiểu về vấn đề nộp quỹ lớp, đồng thời không nên dùng lời lẽ phản cảm như vậy khi giao tiếp".

Theo ông Cường, sự việc xảy ra từ một nhóm nhỏ trong một lớp, phía nhà trường đã gọi điện cho từng phụ huynh, chiều nay (14.10) họ sẽ tổ chức họp phụ huynh để làm rõ vấn đề này đồng thời thống nhất tư tưởng cho phụ huynh.

Ông Cường nhấn mạnh, trong buổi họp phụ huynh chiều nay, chủ trường sẽ nhấn mạnh không đồng ý với những khoản quỹ lớp thu ngoài nhà trường. Phía nhà trường cũng sẽ giải thích rõ để các phụ huynh hiểu vấn đề này, giải quyết những vướng mắc.

Trưởng phòng GD-ĐT H.Đông Hưng đồng thời phân tích, trong Thông tư số 55 năm 2011, Bộ GD-ĐT quy định ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép lập quỹ riêng.

Khi phóng viên Báo Thanh Niênđặt vấn đề ban đại diện cha mẹ học sinh được ví như cánh tay nối dài của nhà trường để thực hiện thu những khoản không đúng quy định, ông Trần Đức Cường nêu quan điểm, điều này có thể từng xảy ra tại một số trường công lập. Tuy nhiên, đây là trường tư thục, nhà trường không cần phụ huynh phải đầu tư, huy động bất kỳ thứ gì khác. 


Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap