Quang Hải

Ngành điều Việt Nam đang trải qua những biến đ&# vioedu

【vioedu】Vì sao 'vua' điều muốn bán công ty?

Ngành điều Việt Nam đang trải qua những biến động lớn và vị thế chế biến điều nhân số 1 thế giới đang dần bị lung lay. Trong khi đó,ìsaovuađiềumuốnbáncôvioedu doanh nghiệp có tốc độ phát triển nhanh và ổn định nhất trong ngành hạt điều hiện nay là Công ty CP Long Sơn lại đang có ý định sang nhượng cổ phần. Thanh Niênđã trao đổi với ông Vũ Thái Sơn xung quanh dự định này.

Vì sao "vua" hạt điều Long Sơn muốn bán công ty?  - Ảnh 1.

Đơn hàng xuất khẩu hạt điều chế biến đang tăng trở lại

QUANG THUẦN

-Tình hình hoạt động của công ty Long Sơn hiện nay như thế nào, thưa ông?

*Tôi đã hoạt động trong ngành điều hơn 30 năm, gắn bó với những nhân vật tiên phong của ngành điều Việt Nam từ những ngày đầu sơ khai như anh Hồ Ngọc Cầm, anh Nguyễn Thái Học, anh Nguyễn Văn Lãng (những người trong ban chấp hành Hiệp hội Điều Việt Nam đầu tiên - PV). Ngành điều trải qua rất nhiều thăng trầm nhưng tôi may mắn trụ vững được tới thời điểm này. Nói Long Sơn là công ty điều Việt Nam lớn nhất ở thời điểm hiện tại thì cũng đúng, nhưng nếu nói Long Sơn có khả năng điều phối thị trường là không thể. Không ai có đủ khả năng chi phối ngành điều, ngay cả thời điểm Long Sơn hợp tác với Olam, một công ty đa quốc gia có tiềm lực rất mạnh thì cũng chỉ chiếm khoảng 17% tổng sản lượng điều nhân chế biến. Đến nay Long Sơn đã tách ra, chỉ còn chiếm khoảng 5% sản lượng thôi. 

-Ngành điều gặp khó khăn trong 3 năm qua, hiện nay tình hình đã cải thiện chưa, thưa ông?

*Nói về nhu cầu tiêu thụ trên thế giới thì các nước sử dụng nhiều hạt điều như Mỹ, châu Âu đã bắt đầu tăng mua trở lại trong dịp cuối năm. Thời điểm hiện nay các nhà máy của tôi phải hoạt động hết công suất, công nhân phải tăng ca mới đáp ứng kịp tiến độ giao hàng. Hiện tôi có thêm đơn hàng rất lớn từ hệ thống siêu thị Walmart (Mỹ) nhưng đang cân nhắc vì sợ không đáp ứng đủ. 

Nói về hiệu quả của các doanh nghiệp trong nước thì 3 năm qua là một cuộc thanh lọc rất ghê gớm. Nhiều doanh nghiệp phải phá sản, nhiều nhà máy đóng cửa, bên cạnh đó có nhiều người dính dáng đến pháp luật vì vi phạm quy định thuế và hàng hóa xuất nhập khẩu. Trong bối cảnh đó, vùng nguyên liệu điều còn bị cạnh tranh, thu hẹp diện tích bởi các loại cây khác có hiệu quả kinh tế hơn. Nhìn chung, ngành điều Việt Nam có thể gặp khó trong thời gian tới nếu các doanh nghiệp trong nước không đồng lòng, đoàn kết để điều tiết giá nhập khẩu nguyên liệu điều thô và giá điều nhân chế biến.  

Vì sao "vua" hạt điều Long Sơn muốn bán công ty?  - Ảnh 2.

Ngành điều có thể gặp khó trong thời gian tới nếu các doanh nghiệp trong nước không đồng lòng, đoàn kết để điều tiết giá nhập khẩu nguyên liệu điều thô và giá điều nhân chế biến

QUANG THUẦN

- Ông vừa nói công ty đơn hàng nhiều, làm không hết việc, nhưng tôi được biết, ông đang muốn bán lại công ty, vì sao vậy? 

*Công nghệ chế biến điều nhân của VN vốn là thế mạnh chưa có quốc gia nào cạnh tranh nổi. Ngay cả hiện tại khi các nước châu Phi bắt đầu đẩy mạnh chế biến thì công nghệ vẫn chưa hoàn chỉnh, còn rất lâu mới có thể bắt kịp Việt Nam. Tôi có ý định tìm đối tác nước ngoài để sang nhượng cổ phần là vì cần có sự kế thừa để phát triển. Con cái tôi đã có cuộc sống ổn định, có định hướng riêng và không ai theo đuổi đam mê ngành điều. Vợ tôi là giáo viên, mang tư duy truyền thống, muốn tôi dành nhiều thời gian hơn cho gia đình. Thời gian tôi dành cho ngành điều đã quá lâu rồi nên muốn nghỉ ngơi.

- Ông cũng mới khởi công xây dựng nhà máy chế biến điều tại châu Phi với rất nhiều kế hoạch dự định, rồi lại đột ngột bán công ty để nghỉ ngơi, nghe có vẻ mâu thuẫn...

*Không có gì mâu thuẫn cả. Dự án xây dựng nhà máy chế biến điều tại châu Phi có thể nói là dấu ấn quan trọng trong sự nghiệp của tôi. Trước nay có rất nhiều doanh nghiệp đi trước, tuyên bố rất dõng dạc về dự án điều tại nước ngoài, nhưng rồi chưa ai làm được. Nhà máy chế biến điều tại Bờ Biển Ngà của Long Sơn là nói được làm được, tôi đã khởi công xây dựng và đang triển khai đúng tiến độ, khoảng 1 năm sau là bắt đầu hoạt động. Còn việc tôi muốn bán doanh nghiệp thì cũng hết sức bình thường trong thời buổi này. Thường thì khi có đối tác khác tham gia, tôi vẫn còn giữ lại một cổ phần nhất định và sẽ tiếp tục điều hành, thực hiện các dự án đang triển khai thêm một thời gian rồi mới rút hẳn.

-Đã có doanh nghiệp nào quan tâm đến Long Sơn chưa, thưa ông?

 *Hiện nay có một số đối tác Hàn Quốc, Trung Quốc quan tâm, họ định giá doanh nghiệp tôi khoảng 70 triệu USD nhưng tôi chưa đồng ý. 

-Vậy ông muốn bao nhiêu?

*Khoảng 72 triệu USD, tôi nghĩ mức giá đó là hợp lý.



Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap