Thời gian gần đây,ầmmốngbikịchtừnhữnghộinhómrủnhautựtửtrang sex mạng xã hội xuất hiện nhiều hội nhóm theo kiểu "Hội những người tìm cách tự tử không đau", "Hội những người muốn tự tử", "Hội những người bị rối loạn, trầm cảm, lo âu, muốn tự tử"…
Các hội nhóm trên thu hút hàng ngàn, thậm chí cả chục ngàn thành viên tham gia, phần lớn là giới trẻ. Nội dung được chia sẻ, bình luận thường là các thông tin tiêu cực, buồn chán, muốn tự tử, thậm chí rủ nhau tìm cách "ra đi nhẹ nhàng".
Rất nguy hại
Theo thượng tá, tiến sĩ tội phạm học Đào Trung Hiếu, việc xuất hiện các hội nhóm vừa liệt kê là một sự biến tướng trên môi trường mạng xã hội, cần ngăn chặn ngay lập tức.
Thực tế, một số người có ý định tự tử vì đang ở tình trạng tiêu cực nhất của cảm xúc, nguyên nhân có thể do khó khăn, áp lực trong cuộc sống (nợ nần, hoàn cảnh gia đình, mắc bệnh hiểm nghèo), khủng hoảng tinh thần, đổ vỡ niềm tin…
Đặc biệt, có trường hợp đầy đủ về vật chất nhưng vẫn thấy "chán đời" bởi cảm thấy cuộc sống nhàm chán, lạc lõng, mất phương hướng.
Ông Hiếu nói, những cảm xúc tiêu cực nêu trên xuất phát từ tác động không như ý của môi trường sống và sự "yếu đuối" bên trong - hạn chế ở phần nghị lực. Một người có nghị lực mạnh mẽ, chịu được áp lực, kiềm chế được cảm xúc sẽ rất khó nảy sinh ý định quyên sinh; và ngược lại.
Vẫn theo ông Hiếu, khi ai đó đã chất chứa những suy nghĩ bi quan, lệch lạc về cuộc sống, nếu họ bắt gặp trên mạng xã hội những người cùng cảnh ngộ trong các hội nhóm theo kiểu "muốn tự tử" sẽ rất nguy hại.
Sự nguy hại thông qua cơ chế tương tác ảo, cảm xúc tiêu cực theo đó mà lây lan, hằn đậm hơn trong suy nghĩ. Tâm lý đám đông còn tạo ra động lực để thành viên thực hiện hành vi không đúng.
Vị tiến sĩ nhận định, hành vi tự tử luôn để lại những hậu quả nặng nề cho người ở lại và đời sống xã hội. Bởi vậy, tác động tiêu cực từ những hội nhóm "muốn tự tử" là rất lớn. Cơ quan chức năng cần làm việc để yêu cầu gỡ, xóa bỏ các hội nhóm này, giúp lành mạnh hóa sinh hoạt trên mạng xã hội.
Khó xử lý
Luật sư Trần Xuân Tiền, Trưởng Văn phòng luật sư Đồng Đội (Đoàn luật sư TP.Hà Nội), bày tỏ sự lo ngại khi đề cập tới các hội nhóm theo kiểu "muốn tự tử". Khi một thành viên chia sẻ tâm trạng bế tắc, chán nản, các thành viên khác thay vì động viên vượt qua thì lại có chiều hướng cổ súy hành vi tiêu cực.
Xét dưới góc độ pháp lý, hành vi thường xuyên đăng tải các bài viết liên quan đến những câu chuyện tiêu cực, bày cách để chết sao cho nhẹ nhàng hay rủ nhau tự tử có dấu hiệu của việc xúi giục hoặc giúp người khác tự sát.
Nếu đủ căn cứ, hành vi có thể bị xử lý hình sự về tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát, quy định tại điều 131 bộ luật Hình sự, khung hình phạt từ cải tạo không giam giữ đến 7 năm tù.
Tuy vậy, theo luật sư Tiền, việc xử lý đối với hành vi đăng tải, chia sẻ thông tin "muốn tự tử" là khá khó khăn, nhất là yêu cầu chứng minh yếu tố cấu thành tội phạm.
"Rất khó để chứng minh rằng, nội dung các bài viết là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của nạn nhân. Bởi lẽ, các nội dung được thể hiện dưới hình thức công khai, không ám chỉ, không vận động trực tiếp cá nhân nào thực hiện hành vi tự tử", luật sư Tiền phân tich.
Ngoài ra, các bài viết thường được đăng tải bởi các tài khoản không chính danh, không rõ thông tin cá nhân, khiến công tác xác minh, điều tra cũng gặp nhiều trở ngại.