Bệnh nhân (BN) được cấp thuốc sau khi khám,ấpthuốcmiễnphíđiềutrịbệxô viết nghệ tĩnh xét nghiệm và có chẩn đoán chính xác mắc giang mai tại phòng khám này. Trước đó, từ tháng 6.2023, Phòng khám chuyên đề STIs chính thức được thành lập nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả khám, điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tại đây, các bác sĩ khám, điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục và tư vấn, sàng lọc, giúp người dân nâng cao nhận thức, phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), giang mai là bệnh nhiễm trùng do xoắn khuẩn treponema pallidum gây nên. Bệnh lây chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn. Thương tổn ở BN giang mai không chỉ xuất hiện tại cơ quan sinh dục mà có thể gặp ở miệng, môi, lưỡi. Xoắn khuẩn thâm nhập qua da - niêm mạc của bộ phận sinh dục ít nhiều bị xây xát khi quan hệ tình dục sẽ gây bệnh tại chỗ, đi vào máu và lan tràn khắp cơ thể.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ lây lan là: nhiễm HIV/AIDS, bị các bệnh gây thương tổn ở bộ phận sinh dục, có hành vi tình dục không bảo vệ (quan hệ bằng đường sinh dục, đường miệng hoặc hậu môn mà không sử dụng biện pháp bảo vệ như bao cao su...).
3 THỜI KỲ BỆNH
Thời kỳ thứ nhất: Các thương tổn thường xuất hiện sau khoảng 3 - 4 tuần bị lây. Đặc trưng của thời kỳ này là săng (chancre) giang mai với các biểu hiện là một vết trợt nông, hình tròn hay bầu dục, không có gờ nổi cao, màu đỏ và có nền cứng. Lúc này thường gặp nhất là niêm mạc sinh dục. Săng cũng có thể gặp ở miệng, môi, lưỡi… BN có hạch vùng bẹn sưng to, thành chùm, trong đó có một hạch to nhất gọi là "hạch chúa".
Thời kỳ thứ 2: Khoảng 6 - 8 tuần từ khi có săng, biểu hiện lâm sàng là đào ban (các dát đỏ hồng rải rác ở thân mình). BN có sẩn phì đại, hay gặp ở hậu môn, sinh dục; viêm hạch lan tỏa và có rụng tóc kiểu "rừng thưa" (rụng từng mảng lốm đốm, không giống như rụng tóc gây hói thông thường).
Thời kỳ thứ 3: Các biểu hiện "gôm" giang mai là các tổn thương biến thành các vết sần, sẹo trên da. Ngoài ra, bệnh phát triển ăn sâu vào các tổ chức da, cơ và các phủ tạng như não, gan, tim… gây nên các bệnh cảnh khác nhau tùy bộ phận cơ thể bị nhiễm như giang mai thần kinh, tổn thương thoái hóa ở não gây liệt, nặng nề hơn có thể dẫn đến tử vong.
Giữa thời kỳ thứ nhất đến thời kỳ thứ 2, giữa thời kỳ thứ 2 đến thời kỳ thứ 3, bệnh có thể không có triệu chứng lâm sàng. Đó là giang mai kín và chỉ được phát hiện nhờ xét nghiệm huyết thanh.