Quang Hải

Quán nằm trong một hẻm cụt không có vẻ gì l mobiblog

【mobiblog】Có một góc nhỏ Sài Gòn

Quán nằm trong một hẻm cụt không có vẻ gì là quán. Nghĩa là không có bãi giữ xe rộng,ómộtgócnhỏSàiGòmobiblog không có đèn đuốc sáng trưng hay cái âm thanh chộn rộn thường thấy. Đó là một ngôi nhà như mọi ngôi nhà chỉ để ở khác.

Trò chơi khởi động

Trò chơi khởi động

An Phúc

Đẩy cửa bước vào là một phòng khách nhỏ gọn gàng, đặc biệt trang trí rất đẹp. Những tranh, tượng, tủ sách, đèn bàn, cây cảnh, ngay cả gạch lót nền cũng có họa tiết đẹp mắt. Khung cảnh ấm cúng, nếu không nhìn thấy quầy nước phía bên trong, tôi đã tưởng mình đi lạc. Hơi ngạc nhiên vì vài bạn phục vụ là người khiếm thị.

Một cậu có giọng nói nhỏ nhẹ, dễ thương hướng dẫn chúng tôi bắt đầu bằng một trò chơi gọi là "khởi động". Mỗi người nhận được một bộ gồm một cái bảng gỗ với những cái lõm đủ hình thù, kèm theo là một mớ những cái hình tròn, vuông, ngũ giác, lục giác, hình thoi... Và một chiếc băng đen. Việc của chúng tôi là xếp cho khớp những hình đó vô khuôn tương ứng, đương nhiên là trong tình trạng bị bịt mắt. Trò chơi tưởng đơn giản nhưng lại không dễ bởi còn thêm áp lực thời gian. Mới cảm nhận được đột ngột mất đi thị giác thì mình sẽ lúng túng, vụng về biết chừng nào!

Một cuộc "phỏng vấn" bỏ túi, rằng "bạn tên gì, bạn có ăn được đồ sống không, có ăn cay được không... ?". Chúng tôi sau đó được đưa tới phòng ăn, là một gian khác của ngôi nhà. Tất cả xếp thành hàng một cùng đặt hai tay lên vai người đứng trước, giống như hồi nhỏ chơi trò "thiên đàng địa ngục hai bên" vậy. Cậu phục vụ khiếm thị dẫn đầu.

Khi cánh màn khép lại, mọi người hơi "ngộp" vì bị vây chặt bởi một mảng tối đen đặc, không giống như ta đi vào rạp phim, đứng định thần chút thì mắt sẽ quen. Thiết kế đặc biệt ở đây khiến ta dù nhắm tịt mắt hay giương to mắt thì cũng như nhau bởi chỉ nhìn thấy có mỗi một màu: đen. "Mọi người cứ đi theo em nghe!", giọng cậu ấy thật trong trẻo, nhẹ nhàng. Có tiếng lanh canh của chén đũa, tiếng trò chuyện, tiếng cười, Tây lẫn ta, đủ biết trong phòng còn nhiều người. Chúng tôi được đưa đến tận cái ghế của mình. Ngồi cạnh những người bạn nghe tiếng nói quen thuộc của chúng mà không hề ngó thấy mặt mũi. Chúng tôi giơ tay ra để tìm tay nhau. Tay đứa nào đó lạnh ngắt. Ở những góc nào đó trong gian phòng này, các cặp tình nhân chắc cũng đã làm cái động tác này và cảm xúc đương nhiên thật đặc biệt, thật khó quên.

Nước uống. Bốn món khai vị. Bốn món chính. Và cuối cùng là tráng miệng. Cậu tiếp viên vừa đặt những khay đồ ăn trước mặt mỗi người vừa mô tả vị trí của nó. "Chúng ta ăn theo chiều kim đồng hồ nha!". Không còn "mắt", chúng tôi phải huy động cả tai, tay, mũi, lưỡi cho việc đưa thức ăn vào miệng và thưởng thức món ăn. Cảm giác "ngộp" lúc đầu cũng tan biến, mọi người bắt đầu trao đổi, vừa ăn vừa phán đoán, tranh luận với nhau xem đó là cái gì, thịt bò, heo hay thịt gà, xà lách, củ cải hay mì, kem...

Một bữa tối nhiều cảm xúc

Một bữa tối nhiều cảm xúc

An Phúc

Tôi thầm ngưỡng mộ cậu phục vụ quá chuyên nghiệp, cậu nhớ tên từng khách, lời lẽ lịch sự, nhã nhặn, động tác chính xác đến kinh ngạc. Có thể vì đây là thế giới sống của cậu. Còn chúng tôi, những người may mắn sinh ra được nhìn thấy ánh sáng đang có một trải nghiệm đặc biệt, mấy mươi phút đồng hồ sống trong thế giới những người như cậu, để chia sẻ, cảm thông và để trân trọng hơn những điều mình đang có. Hạnh phúc thật ra là những điều tưởng chừng rất bình thường. Bình thường với người này nhưng với người khác lại là ước mơ, là khát vọng.

Và tôi bỗng nhớ đến tôi trong những tháng ngày bế tắc, tuyệt vọng nhất khi bác sĩ xác định mắt tôi bị nhiễm độc do một loại thuốc uống để điều trị một bệnh khác trước đó. Y học bó tay và khả năng mù lòa là có thật. Đó là những ngày u tối nhất bởi có gì bi đát hơn là bạn mất đi ánh sáng đôi mắt! Tôi tạm nghỉ việc ở cơ quan, mỗi ngày ngồi bên thềm nhìn hàng cây trước nhà và so sánh với ngày hôm qua xem độ mờ nhòe tăng lên ra sao! Chẳng có gì ở phía trước để tôi chờ đợi ngoài những đốm mờ mỗi ngày sậm màu và lan rộng thêm... Và cậu, có phải cậu cũng từng có những lúc vô cùng tuyệt vọng!?

Rồi khi cánh màn mở ra. Ánh sáng chói lòa. Chúng tôi phải đứng một lúc mới quen lại được. Ánh sáng khiến chúng tôi hạnh phúc tới mức muốn khóc. Và tôi lại nhớ đến cái hôm tôi đứng trên thềm nhìn hàng cây, nhận ra đường viền của những chiếc lá xanh lặc lè dưới nắng. Cậu phục vụ đã cười thật tươi, cậu đang cảm nhận ánh sáng theo cách của mình.

Một bạn nữ trẻ, cầm iPad vừa giải thích vừa cho chúng tôi xem hình ảnh những khay thức ăn mà lúc nãy chúng tôi đã thưởng thức. Mọi người xem và đối chiếu với những phán đoán của mình. Sôi nổi, thú vị... Từ câu chuyện bí mật của những món ăn xoay qua hoàn cảnh những bạn khiếm thị làm việc ở đây. Những H, những T, những N... mỗi người mỗi cảnh. Người mỗi ngày leo xe buýt vượt hơn chục cây số tới nơi làm việc, người côi cút sinh ra ngoài khiếm khuyết về cơ thể còn phải mang thêm nỗi đau không thân thích, người bẩm sinh khiếm thị và cũng có người đau khổ chứng kiến ánh sáng mỗi ngày rời bỏ mình mà đi... Nhưng điểm chung ở tất cả những bạn trẻ này là một nghị lực phi thường, một khát vọng vươn lên sống tốt, sống có ích. Thật đáng khâm phục!

Lúc về, bạn hỏi: "Cảm nhận sao?". Tôi cười: "Một bữa tối có quá nhiều cảm xúc".

Noir-Dining in the Dark, Việt Nam. Một góc nhỏ trong vô số những góc nhỏ góp phần làm nên một Sài Gòn – TP.HCM nhân ái rộng lớn và tràn đầy sức sống. Sức sống ấy có từ ý chí vươn lên của cả những con người nhỏ bé vô danh.

Có một góc nhỏ Sài Gòn - Ảnh 3.

 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap