SLIM,ậtBảntiếngầnhơnđếnmụctiêuđổbộlênmặttrăgiải hệ phương trình viết tắt của cụm từ "Tàu đổ bộ thông minh điều tra mặt trăng", có biệt danh là "Xạ thủ mặt trăng" vì nó được thiết kế để hạ cánh trong phạm vi 100 mét tính từ một mục tiêu cụ thể trên bề mặt vệ tinh của trái đất, theo AFP.
Nếu thành công, cuộc đổ bộ sẽ giúp Nhật Bản trở thành quốc gia thứ năm đưa thành công tàu thăm dò lên mặt trăng, sau Mỹ, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ.
Hôm 25.12, SLIM "đã đi vào quỹ đạo mặt trăng thành công lúc 16 giờ 51 giờ Nhật Bản", theo tuyên bố của Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA).
"Quá trình thay đổi quỹ đạo của nó đã diễn ra như kế hoạch ban đầu và không có gì bất thường về điều kiện của tàu thăm dò", tuyên bố cho hay.
JAXA cho biết quá trình đáp xuống mặt trăng của tàu đổ bộ dự kiến diễn ra vào ngày 20.1 và theo kế hoạch, SLIM sẽ tiếp đất sau 20 phút.
Nhật Bản kỳ vọng gì với tàu thăm dò "Xạ thủ mặt trăng"?
Hồi tháng 9, tên lửa H-IIA được phóng từ hòn đảo Tanegashima phía nam Nhật Bản, mang theo tàu đổ bộ SLIM, sau ba lần trì hoãn do thời tiết xấu.
JAXA tháng này tuyên bố họ sẽ tiến hành một "cuộc hạ cánh có độ chính xác cao chưa từng có" trên mặt trăng.
Tàu thăm dò được trang bị một thiết bị hình cầu được phát triển bởi một công ty đồ chơi. Thiết bị này lớn hơn quả bóng tennis một chút, có thể thay đổi hình dạng để di chuyển trên bề mặt mặt trăng.
Các tàu thăm dò trước đây hạ cánh cách mục tiêu "vài km hoặc hơn 10 km". Trong khi đó, sai số dự kiến dưới 100 mét của SLIM cho thấy mức độ chính xác từng được cho là điều không thể, nhờ vào nỗ lực kéo dài 20 năm của các nhà nghiên cứu, theo JAXA.
Ông Shinichiro Sakai, giám đốc dự án SLIM của JAXA, nói với các phóng viên trong tháng này rằng với sự tiến bộ của công nghệ, nhu cầu xác định chính xác các mục tiêu như miệng núi lửa và đá trên bề mặt mặt trăng ngày càng tăng.
"Đã qua rồi cái thời chỉ mong muốn khám phá ‘nơi nào đó trên mặt trăng’", ông nói.
Theo ông Sakai, JAXA cũng hy vọng rằng độ chính xác của SLIM sẽ giúp việc lấy mẫu lớp băng vĩnh cửu trên mặt trăng trở nên dễ dàng hơn, đưa các nhà khoa học tiến một bước gần hơn tới việc khám phá bí ẩn xung quanh tài nguyên nước trên mặt trăng.
Các sứ mệnh mặt trăng của Nhật Bản đã hai lần gặp thất bại - một của chính phủ và một của khu vực tư nhân.
Năm ngoái, Nhật Bản đã không thành công khi phóng tàu thăm dò mặt trăng mang tên Omotenashi trong sứ mệnh Artemis 1 của Mỹ.
Hồi tháng 4, công ty khởi nghiệp ispace của Nhật Bản đã cố gắng trở thành công ty tư nhân đầu tiên đáp xuống mặt trăng, nhưng đã mất liên lạc với tàu của mình sau sự cố mà họ mô tả là "cú hạ cánh cứng".