Quang Hải

Theo mô hình trong nghiên cứu được công bố ng&a idc

【idc】Loài người từng mất gần 99% dân số

Theàingườitừngmấtgầndânsốidco mô hình trong nghiên cứu được công bố ngày 31.8 trên tạp chíScience, dân số tổ tiên loài người đã có sự sụt giảm từ 800.000 đến 900.000 năm trước. Họ ước tính rằng chỉ có 1.280 cá thể sinh sản còn sống trong quá trình chuyển đổi giữa kỷ nguyên Canh Tân (Pleistocene) sớm và giữa. 

Điều này đồng nghĩa khoảng 98,7% dân số tổ tiên đã bị mất vào thời điểm bắt đầu nút thắt cổ chai của tổ tiên kéo dài khoảng 117.000 năm. 

Thuật ngữ "nút thắt cổ chai" chỉ hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể lớn bị giảm mạnh do một sự kiện lớn nào đó.

Loài người từng mất gần 99% dân số - Ảnh 1.

Hộp sọ người được khai quật tại một địa điểm Tây Á

ĐẠI HỌC ZURICH

Trong thời kỳ hậu Pleistocene, con người hiện đại lan rộng ra ngoài lục địa châu Phi và các loài người khác như người Neanderthal bắt đầu tuyệt chủng. Lục địa Úc và châu Mỹ cũng lần đầu tiên nhìn thấy con người và khí hậu thời điểm đó nhìn chung là lạnh. Kỷ nguyên này được biết đến nhiều nhất với những tảng băng và sông băng khổng lồ dịch chuyển khắp hành tinh và hình thành nên nhiều địa hình mà chúng ta thấy trên trái đất ngày nay..

Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp gọi là FitCoal để xác định các suy luận về nhân khẩu học cổ xưa với trình tự bộ gen của con người thời hiện đại.

Chuyên gia Yun-Xin FU, đồng tác giả nghiên cứu và nhà di truyền học lý thuyết quần thể tại Trung tâm Khoa học Y tế thuộc Đại học Texas (Mỹ), nói rằng "Việc FitCoal có thể phát hiện nút cổ chai di truyền cổ xưa chỉ với một vài trình tự đã cho thấy bước đột phá".

FitCoal đã giúp nhóm nghiên cứu tính toán sự mất mát về số người và sự đa dạng di truyền cổ xưa bằng cách sử dụng trình tự bộ gen ngày nay của 10 nhóm dân cư châu Phi và 40 dân tộc không phải châu Phi, theo trang Popular Science.

Bất ngờ hé lộ từ "nghĩa địa" lâu đời nhất thế giới ở châu Phi

Đồng tác giả nghiên cứu và nhà nhân chủng học Giorgio Manzi của Đại học Sapienza (Ý) cho biết: "Khoảng trống trong hồ sơ hóa thạch châu Phi và Á - Âu có thể được giải thích bằng nút thắt này trong thời kỳ đồ đá sớm theo trình tự thời gian".

Một số lý do tiềm ẩn đằng sau sự sụt giảm dân số này chủ yếu liên quan sự khắc nghiệt của khí hậu. Nhiệt độ thay đổi, hạn hán nghiêm trọng kéo dài và nguồn thức ăn có thể đã cạn kiệt khi một số loài động vật tuyệt chủng.

Theo nghiên cứu, ước tính 65,85% đa dạng di truyền hiện tại có thể đã bị mất do nút thắt cổ chai này. Sự mất mát về đa dạng di truyền đã kéo dài một khoảng thời gian, với số lượng rất ít con người có thể sinh sản. Đây là mối đe dọa lớn đối với loài người khi đó.

Tuy nhiên, việc suy giảm dân số cũng có thể góp phần tạo ra sự kiện hình thành loài, xảy ra khi 2 hoặc nhiều loài được tạo ra từ một dòng dõi duy nhất. Trong quá trình này, 2 nhiễm sắc thể tổ tiên có thể đã hội tụ để tạo thành nhiễm sắc thể số 2 ở người hiện đại. 

Nhiễm sắc thể 2 là nhiễm sắc thể lớn thứ hai ở người. Hiểu được sự phân chia này đã giúp nhóm nghiên cứu xác định được đâu là tổ tiên chung cuối cùng của người Denisovan, người Neanderthal và Homo Sapiens (người hiện đại).

"Phát hiện mới này mở ra một lĩnh vực mới trong quá trình tiến hóa của loài người vì nó gợi lên nhiều câu hỏi, chẳng hạn như nơi những cá nhân này sống, cách họ vượt qua những biến đổi khí hậu thảm khốc và liệu chọn lọc tự nhiên trong thời kỳ thắt cổ chai có đẩy nhanh quá trình tiến hóa của não người hay không", chuyên gia người Trung Quốc Yi-Hsuan PAN, đồng tác giả nghiên cứu nói.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap