Sáng 28.10,ủtịchnướcVõVănThưởngCôTôcầntrởthànhtrungtâmsinhtháibiểkiểu tóc mullet Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và đoàn công tác đã tới thăm quân và dân huyện đảo Cô Tô, nhân dịp 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh (30.10.1963 - 30.10.2023).
'Phải giữ màu xanh của rừng, của biển'
Ngay khi cập bến, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tới đặt hoa tưởng niệm tại Tượng đài Bác Hồ và dâng hương tại đền thờ Bác trên đảo Cô Tô. Cô Tô là nơi duy nhất được Hồ Chủ tịch đồng ý cho dựng bức tượng toàn thân của Bác khi Người còn sống.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng nhấn mạnh sự kiện ngày 9.5.1961, Bác Hồ ra thăm đảo và đồng ý cho đặt tượng đài khi Người còn sống thể hiện tầm nhìn xa rộng, tư duy chiến lược của Đảng và Nhà nước Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò, vị thế của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng biểu dương quân và dân huyện đảo Cô Tô đã và đang thực hiện tốt lời Bác dạy cách đây hơn 60 năm khi xây dựng đảo tiền tiêu giàu về kinh tế; mạnh về quốc phòng, an ninh.
Điều mà Chủ tịch nước ấn tượng hơn khi tới thăm đảo Cô Tô là sự đổi thay rõ rệt về hạ tầng. Không những vậy, trên đảo không còn hộ nghèo, không có người ăn xin, không có ma túy, trộm cắp. Trường lớp khang trang, đầy đủ cấp học từ tiểu học đến THPT. Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân rất tốt. Đời sống trên đảo nhộn nhịp, trở thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Nhấn mạnh về vai trò, vị trí chiến lược của huyện đảo Cô Tô, Chủ tịch nước đề nghị tỉnh Quảng Ninh và Bộ Quốc phòng cần chăm lo giữ vững an ninh quốc phòng, chủ quyền biển đảo; coi trọng công tác huấn luyện; sẵn sàng chiến đấu để có thể thực hiện nhiệm vụ trong bất kỳ tình huống, hoàn cảnh nào.
Cùng với đó, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng lưu ý huyện đảo Cô Tô cần phát huy hơn nữa thế mạnh về kinh tế biển. Đặc biệt là vừa phát triển kinh tế vừa chú trọng bảo vệ môi trường; nhất là phải giữ màu xanh của rừng, của biển. Xây dựng huyện Cô Tô trở thành trung tâm sinh thái, phát huy đa dạng sinh học trên đảo.
"Qua kiểm tra tại khu hậu cần nghề cá tôi thấy ngư dân có phản ánh rằng tại đây mới chỉ tránh được gió nam còn gió mùa đông bắc thì chưa. Vì vậy, tỉnh Quảng Ninh cần sớm triển khai đầu tư nâng cấp sớm hạ tầng để ngư dân yên tâm bám biển", Chủ tịch nước căn dặn.
Cũng tại khu hậu cần nghề cá, Chủ tịch nước ân cần thăm hỏi tình hình đời sống, việc khai thác, đánh bắt hải sản; căn dặn bà con luôn chú ý đảm bảo an toàn, hoạt động đúng ngư trường được phép; tuân thủ nghiêm các quy định của luật pháp quốc tế và các quy định của pháp luật Việt Nam về khai thác hải sản; đặc biệt là chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU); đồng thời phòng tránh các sự cố trong mùa mưa bão.
Cùng với đó, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng đề nghị tỉnh Quảng Ninh và H.Cô Tô quan tâm hơn nữa tới người dân về mọi mặt, cả về đời sống và đời sống tinh thần. Nhất là trong việc ổn định kinh tế để đảo tiền tiêu không còn hộ cận nghèo; chăm lo cho công tác giáo dục tại đảo.
Đảo tiền tiêu giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng, an ninh
Báo cáo với Chủ tịch nước, ông Nguyễn Việt Dũng, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch H.Cô Tô, cho biết hiện nay cơ sở hạ tầng giao thông từ đất liền ra đảo và ngược lại đã rất thuận lợi, nhanh chóng, an toàn với trên 30 con tàu cao tốc các loại kết nối các bến cảng Ao Tiên, Cái Rồng, Tuần Châu, Vũng Đục ra Cô Tô. Đáng chú ý, vừa qua, tuyến bay thủy phi cơ Tuần Châu - Cô Tô cũng được đưa vào hoạt động, rút ngắn hành trình từ đảo tới đất liền nay chỉ còn 45 phút. Nước sinh hoạt được xử lý đảm bảo; hạ tầng giao thông được đầu tư; y tế, giáo dục được quan tâm phát triển…
Cũng theo Bí thư Huyện ủy Cô Tô, các phương tiện giao thông hiện đại được đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách đã rút ngắn thời gian di chuyển từ Vân Đồn ra Cô Tô còn 1,5 giờ thay vì 4 giờ như trước; diện mạo của huyện thay đổi nhanh chóng, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Đặc biệt, năm 2015, Cô Tô là huyện đảo đầu tiên trong nước được công nhận hoàn thành xây dựng nông thôn mới và cơ bản đạt các chỉ tiêu, tiêu chí về huyện đảo nông thôn mới nâng cao theo bộ tiêu chí năm 2022. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người đến cuối năm 2022 đạt trên 5.000 USD (115 triệu đồng), toàn đảo không còn hộ nghèo; quốc phòng - an ninh luôn được đảm bảo, chủ quyền biên giới biển đảo được giữ vững.
"Cô Tô từ mảnh đất hoang sơ, nghèo nàn đến nay đã từng bước thay da đổi thịt, là huyện đảo đầu tiên trong cả nước được Chính phủ công nhận là huyện nông thôn mới. Tính đến cuối năm 2022, thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 115 triệu đồng/người/năm, cơ cấu kinh tế chuyển từ nông nghiệp sang dịch vụ", Bí thư Huyện ủy Cô Tô cho biết.