Dư nợ vay tài chính lớn,ílãivayđènặngdoanhnghiệthe rock tiền lãi từ lâu đã là một chỉ số quan trọng trong kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản. Novaland (NVL) đang có gần 59.000 tỷ đồng nợ vay tài chính, trong 9 tháng đầu năm đã tốn gần 530 tỷ đồng chi phí lãi vay, tương đương 2 tỷ đồng mỗi ngày.
Nếu xét tiền lãi vay đã trả trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, con số thực tế tăng thêm đáng kể. Theo đó, Novaland đã trả hơn 3.350 tỷ đồng tiền lãi vay trong 9 tháng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp này lỗ 958 tỷ đồng sau 3 quý.
Các doanh nghiệp khác như Khang Điền (KDH), Nam Long (NLG), Đất Xanh (DXG) cũng tốn hàng trăm tỷ đồng để trả lãi trong 9 tháng đầu năm khiến lợi nhuận teo tóp.
Câu chuyện mỗi ngày phải trả hàng tỷ đồng tiền lãi vay đồng thời xuất hiện ở nhóm xây dựng. Vinaconex (VCG) trong 9 tháng tốn 638 tỷ đồng cho chi phí này, còn Hòa Bình (HBG) phải chi hơn 418 tỷ đồng, đều tăng hai chữ số so với cùng kỳ 2022. Chi phí lãi vay của Ricons thấp hơn, khoảng 31 tỷ đồng nhưng đã tăng 2,6 lần so cùng kỳ năm ngoái.
Ngay cả những ngành đang có điều kiện kinh doanh thuận lợi, lợi nhuận cũng bị ảnh hưởng nặng bởi chi phí lãi vay. Xuất khẩu tốt và giá gạo lập đỉnh nhưng Tập đoàn Lộc Trời (LTG) báo lãi âm 327 tỷ đồng trong quý III. Nguyên nhân là biên lợi nhuận mỏng kết hợp chi phí tăng lên. Trong đó, chi phí lãi vay là 164 tỷ đồng, tăng gần 2,5 lần so với cùng kỳ 2022. Lũy kế 9 tháng, LTG tốn 438 tỷ đồng trả tiền lãi.
Ghi nhận doanh thu hơn 7.300 tỷ đồng - cao nhất từ khi cổ phần hóa vào năm 2018, sau khi trừ đi chi phí - Vinafood II (VSF) chỉ mang về 10 tỷ đồng lãi sau thuế. Trong nhóm các chi phí cố định, chi phí tài chính chiếm 165 tỷ đồng, tăng 3,5 lần so với quý III/2022.
Tương tự, các doanh nghiệp chăn nuôi cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố lãi vay. Nông nghiệp BAF ghi nhận chi phí tài chính trong 9 tháng tăng mạnh từ 162 triệu đồng lên 109 tỷ đồng, nguyên nhân chính là lãi vay tăng hơn 15 lần. Còn Dabaco (DBC) phải trả 199 tỷ đồng tiền lãi vay trong 9 tháng đầu năm, tăng thêm phân nửa so với cùng kỳ.
Ngoài ra, thị trường cũng ghi nhận nhiều doanh nghiệp có chi phí lãi vay tăng đột biến như tập đoàn Yeah1 (YEG) tốn gấp 4 lần để trả lãi các khoản nợ tài chính, con số này với Tổng công ty Sông Đà (SJG) và Petrolimex (PLX) là khoảng 1,5 lần...
Theo thống kê của WiGroup, chi phí lãi vay quý III giảm 1.552 tỷ đồng so với quý II, tức giảm 11,2%. Tuy nhiên con số này vẫn nằm ở mức cao trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay, chỉ đứng sau quý liền kề trước đó. Còn nếu tính theo tỷ lệ phần trăm, quý III, VNDirect thống kế chi phí lãi vay đạt 6,8% trong tổng chi phí, tiếp tục tăng thêm 0,2 điểm phần trăm so với quý II. Đây cũng là mức cao nhất kể từ đầu năm 2019. Nhóm phân tích này nhận định, tổng lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp vẫn đang bị chi phí tài chính ăn mòn.
Từ tháng 3, Ngân hàng Nhà nước đã cắt giảm lãi suất điều hành nhiều lần, lãi suất huy động cũng hạ về mức trước dịch. Tuy nhiên, lãi suất cho vay đang có độ trễ và vẫn neo ở mức cao. Ghi nhận của VnExpress tại nhiều ngân hàng cho thấy lãi suất thấp 7-9% chỉ dành cho các khoản vay mới, còn các khoản vay cũ vẫn giữ quanh 10-13% một năm.
Nguyên nhân được cho là các nhà băng chưa thoát cảnh gánh chịu một phần chi phí huy động cao từ cuối năm ngoái. Ngoài ra, việc giảm lãi suất tùy thuộc vào chính sách từng ngân hàng, nhưng cần tính đến độ trễ của việc điều chỉnh giá vốn trong hoạt động.
Trong phiên họp Quốc hội đầu tháng 11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nói mặt bằng lãi suất các khoản cho vay mới đã giảm 2% so với năm ngoái. Nếu tính cả những khoản dư nợ của khoản vay cũ và mới, lãi suất vay giảm khoảng 1% so với cuối 2022. Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các nhà băng tiếp tục rà soát, giảm thủ tục hành chính, rút ngắn quá trình xem xét hồ sơ vay, nhằm tạo điều kiện hỗ trợ về tín dụng với doanh nghiệp, người dân.
Tất Đạt