Quang Hải

Theo báo cáo của Bộ Công thương, bên cạnh c&aa poseidon slot

【poseidon slot】Gỗ phục hồi, tôm cá khởi sắc

Theỗphụchồitômcákhởisắposeidon sloto báo cáo của Bộ Công thương, bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu có sự tăng trưởng nổi bật trong thời gian qua như gạo, rau quả, cà phê, hạt điều… thì các nhóm hàng gỗ, thủy sản cũng đang hồi phục cho mùa cao điểm cuối năm.

Gỗ phục hồi, tôm cá khởi sắc - Ảnh 1.

Các nhà nhập khẩu vẫn tìm đến các hội chợ ngành gỗ ở VN để tìm hiểu sản phẩm mới

CTV

Gỗ dè dặt hồi phục

Dù kinh tế còn khó khăn nhưng quy luật mua sắm cuối năm vẫn không thay đổi vì đã trở thành thói quen của nhiều người. Nhờ vậy, gỗ và các sản phẩm gỗ vốn đứng đầu danh sách cắt giảm chi tiêu trong giai đoạn khó khăn thì cũng đã hồi phục trở lại vào mùa cuối năm. Thống kê của hải quan cho thấy từ đầu quý 3/2023, tình hình xuất khẩu gỗ của VN đã có những tín hiệu khả quan, kim ngạch xuất khẩu mỗi tháng đều vượt 1 tỉ USD.

Ông Trần Quốc Mạnh, Phó chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ VN, cho biết: Các đơn hàng xuất khẩu của mặt hàng gỗ và thủ công mỹ nghệ tăng đáng kể. Có những doanh nghiệp đơn hàng đã đạt trên 50% công suất nhà máy và xu hướng này đang tăng lên dần. 

"Tuy nhiên, cũng cần phải xác định rõ về sự phục hồi này là so với các tháng liền kề trước đó chứ chưa thể so sánh với cùng kỳ năm trước. Sự phục hồi hiện tại cũng mang tính quy luật, vì thường vào cuối năm khách hàng ở các nước có nhu cầu sửa chữa, trang trí nhà cửa, chính vì vậy mà đơn hàng sẽ tăng. Tuy nhiên do tình hình kinh tế chưa thật sáng sủa nên khách hàng vẫn rất dè dặt trong việc chi tiêu", ông Mạnh giải thích và nói thêm đơn hàng đã trở lại nhưng chỉ mới nhích lên từng chút một. Đáng nói, do kinh tế khó khăn nên đơn hàng tăng nhưng giá lại giảm và yêu cầu thì khắt khe hơn rất nhiều. Cụ thể như họ yêu cầu chất lượng sản phẩm phải cao hơn, phải đáp ứng các yêu cầu về môi trường xã hội của nước nhập khẩu, mẫu mã phải đổi mới… 

"Cũng do kinh tế còn ảm đạm nên các nhà nhập khẩu cũng chỉ mới đặt các đơn hàng nhỏ, hàng mẫu để thăm dò thị trường. Tuy nhiên, dù sao đây vẫn là tín hiệu tích cực trong bối cảnh hiện tại. Ngoài các khách hàng truyền thống thì nhiều khách hàng mới cũng tìm đến VN", ông Mạnh chia sẻ.

Cụ thể hơn, ông Đặng Quốc Hùng, Giám đốc Công ty cổ phần Thủ công mỹ nghệ gỗ Liên Minh, đơn vị thường xuyên tổ chức các hội chợ triển lãm ngành gỗ, phân tích: Thị trường truyền thống của ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ VN là thị trường châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên, hiện nay những thị trường mới nổi như Trung Đông, Ấn Độ, Nam Mỹ, châu Phi được kỳ vọng có thể bù đắp doanh số thiếu hụt. Vì vậy, các doanh nghiệp cần nắm bắt để có kế hoạch kinh doanh phù hợp. Bình quân những tháng gần đây VN đều xuất khẩu nhóm hàng này khoảng 1,1 tỉ USD. Nếu so với năm ngoái thì giảm nhưng nhìn sang các nước lân cận như Trung Quốc hay Indonesia thì họ còn khó khăn hơn chúng ta rất nhiều. Đặc biệt là Trung Quốc đang gặp khó ở thị trường Mỹ và đây cũng là cơ hội cho ngành gỗ VN. Nhiều khả năng kết quả xuất khẩu của cả ngành này cuối năm nay sẽ đạt khoảng 14 tỉ USD, thấp hơn mục tiêu đề ra hồi đầu năm là 17 tỉ USD (năm 2022 là 16 tỉ USD).

Khảo sát của chúng tôi với nhiều doanh nghiệp ngành gỗ đều có chung một kết quả: họ hiện đang tích cực đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để bắt kịp sự chuyển hướng của thị trường truyền thống. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại để tìm kiếm khách hàng ở những thị trường mới chuẩn bị cho năm 2024.

Tôm, cá bắt đầu khởi sắc

Tương tự ngành gỗ, bước sang quý 3/2023, các mặt hàng tôm, cá xuất khẩu cũng bắt đầu khởi sắc. Tuy nhiên, vấn đề chung vẫn là nguồn cung dư thừa, sức mua yếu nên lượng tăng nhưng giá giảm. Trong nhóm ngành thủy sản thì tôm là mặt hàng chủ lực. Trong khi thị trường Mỹ vẫn còn gặp nhiều khó khăn thì thị trường Trung Quốc đã tăng trưởng trở lại từ thời điểm tết Trung thu và sau đó là dịp lễ quốc khánh của nước này. 

Ông Trần Anh Khoa, Tổng giám đốc Công ty TNHH Anh Khoa (Cà Mau), một trong những doanh nghiệp có thế mạnh ở thị trường, cho biết: Đơn hàng từ thị trường Trung Quốc vẫn tốt, nhưng giá thì rất thấp. Lý do là kinh tế khó khăn, sức mua yếu và bị cạnh tranh quyết liệt từ các nước khác như Ecuador, Ấn Độ và Indonesia… 

"Tuy nhiên mình cũng phải nỗ lực cầm cự, cắt giảm chi phí và duy trì hoạt động để giữ chân khách hàng cũng như tìm kiếm thị trường mới. Một trong những nỗ lực lớn nhất là cung cấp cho thị trường các sản phẩm tiện dụng, sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm có tính chất quà biếu vào dịp cuối năm với giá cả hợp lý nhất", ông Khoa nói.

Gỗ phục hồi, tôm cá khởi sắc - Ảnh 2.

Thị trường xuất khẩu thủy sản mùa cuối năm khởi sắc

Đào Ngọc Thạch

Theo Hiệp hội xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), riêng trong quý 3/2023, xuất khẩu tôm sang thị trường Trung Quốc đạt hơn 173 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, thị trường quan trọng nhất với con tôm VN là Mỹ cũng có dấu hiệu phục hồi kể từ tháng 8 với việc nhập khẩu 73.617 tấn tôm, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2022, đánh dấu tháng thứ hai nhập khẩu tôm tăng liên tiếp sau 13 tháng giảm không ngừng. Còn theo hải quan VN, xuất khẩu tôm sang Mỹ trong tháng 9.2023 ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất so với 2 tháng trước đó và tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái; đồng thời đánh dấu tháng thứ ba liên tiếp tăng trưởng dương.

Tình hình tương tự với sản phẩm cá tra. Với thị trường quan trọng nhất là Trung Quốc, kim ngạch đã giảm chậm lại. Xuất khẩu cá tra trong tháng 10 đạt 189 triệu USD, tăng nhẹ 5% so với cùng kỳ năm 2022. Lũy kế 10 tháng, xuất khẩu cá tra đạt trên 1,5 tỉ USD, giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Đáng nói, sản phẩm cá tẩm bột đang xuất hiện trên nhiều thực đơn của nhà hàng ở miền bắc Trung Quốc với giá trung bình khoảng 40 - 50 NDT (5,47 - 6,83 USD/kg) trên mỗi khẩu phần ăn. Tại thị trường EU, trong tháng 9 ghi nhận tăng trưởng dương trở lại với trị giá hơn 14 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó Hà Lan vẫn là quốc gia đứng đầu EU về nhập khẩu cá tra VN, kế đến là các thị trường Đức, Bỉ, Tây Ban Nha, Ý, Pháp…

Theo VASEP, xuất khẩu cá tra sang thị trường EU trong quý cuối năm nay thu hẹp mức giảm so với các quý trước đó nhưng chưa thể phục hồi về bằng mức của cùng kỳ năm ngoái. Đối với thị trường Mỹ, lượng hàng tồn kho đang giảm dần, nhu cầu tiêu thụ lớn cho các dịp lễ tết cuối năm sẽ là cơ hội cho xuất khẩu thủy sản nói chung và cá tra nói riêng, dự báo xuất khẩu cá tra năm 2023 sẽ mang về 1,7 tỉ USD.

Dù chưa thể bứt tốc nhưng tín hiệu phục hồi vào những tháng cuối cùng của năm đang khiến một số ngành tiến gần hơn với kế hoạch đặt ra trước đó.

Xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng

Theo Bộ Công thương, tính chung 10 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 291 tỉ USD, giảm 7,1% so với cùng kỳ năm trước. Mức suy giảm trong tăng trưởng xuất khẩu đã thu hẹp đáng kể so với con số 12% trong nửa đầu năm 2023. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt trên 77 tỉ USD, giảm 4,1%, chiếm 26,5% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 214 tỉ USD, giảm 8,1%.

Trong khi xuất khẩu sang phần lớn các thị trường đều gặp khó khăn thì ở một số khu vực vẫn tăng trưởng khá, cụ thể như các nước Tây Á ước đạt 6,7 tỉ USD, tăng 8,7%, thị trường châu Phi tăng 6,1%, cho thấy những nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc đa dạng hóa thị trường, tập trung khai thác các thị trường mới, còn nhiều tiềm năng.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap